Cây Gáo Vàng
Tên phổ thông : Gáo Vàng, Thiên Ngân, Tỷ Phú
Tên khoa học : Nauclea orientalis
Họ thực vật : Rubiaceae (Cà phê)
Nguồn gốc xuất xứ : Được trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á: phân bố tự nhiên ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Australia.
Phân bổ ở Việt Nam: Rộng khắp.
A. Đặc điểm hình thái Cây Gáo Vàng
Thân, tán, lá: Gáo Vàng là một loài cây gỗ thường xanh, có chiều cao trung bình 7-16 m, nhiều trường hợp cây cũng có thể cao đến 30 m, đường kính thân có thể lên tới 1 m. Lá rộng, hình bầu dục đến trứng xoan, dài 11-25 cm, rộng 6-17 cm. Quả có màu đỏ nâu khi non, xanh sẫm và bóng loáng khi già. Lá kèm lớn hình trứng xoan, úp vào nhau ở đầu cành trông rất đẹp.
Hoa, quả, hạt: Cụm hoa hình đầu tròn đường kính khoảng 3-5 cm, mang rất nhiều hoa màu vàng hoặc vàng da cam. Quả thuộc dạng quả phức nạt chứa nhiều hạt nhỏ, mỗi hạt lớn khoảng 1,5 x 2,0 mm
B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái Cây Gáo Vàng
Tốc độ sinh trưởng: nhanh
Cây thích hợp với nhiều loại đất khác nhau. Quả Gáo Vàng là loại thức ăn đặc biệt của chim và dơi, nên thường được phát tán rộng rãi ở nhiều nơi. Ngoài ra, Gáo Vàng còn được trồng trên khuôn viên, vỉa hè, đường phố, vườn nhà.
Gáo vàng là một loại cây xanh đa tác dụng. Cành nhánh Gáo Vàng mọc chếch ngang khiến tán lá tỏa rộng, khả năng che bóng tốt. Đặc biệt, gáo vàng cho gỗ nhẹ, màu gỗ sáng, dễ gia công, thường được dùng làm đồ gia dụng, xây dựng, hay nguyên liệu giấy. Các bộ phận khác của cây Gáo Vàng còn có thể làm thuốc trị nhiều loại bệnh khác nhau.